Kềm nail là một công cụ không thể thiếu và vô cùng quan trọng với người thợ làm nghề. Chính vì thế mà một người thợ phải luôn phải dành sự quan tâm đặc biệt tới kềm từ khi mua và trong suốt quá trình sử dụng. Những người thợ mới, thợ chưa lành nghề thường đánh giá thấp tầm quan trọng của việc bảo quản kềm cắt da. Ít ai biết được rằng thành bại của người thợ làm nail ảnh hưởng không nhỏ bởi việc bảo quản đúng cách, vậy hãy cùng Kemnailsieuben.com giải đáp câu hỏi tại sao lại như vậy qua bài viết sau.
Table of Contents
Tại sao cần bảo quản kềm cắt da.
Bảo quản kềm cắt da thép, kềm naill mang lại nhiều lợi ích quan trọng.
Thứ nhất, với người thợ nail, việc bảo quản kềm đúng cách, hiệu quả sẽ kéo dài đáng kể tuổi thọ của mỗi chiếc kềm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư của người thợ. Đó là lí do mà bạn thấy có rất nhiều người thợ nail, thường là những người thợ mới làm nghề, ít kinh nghiệm, phải thay kềm thường xuyên trong 2,3 năm. Thậm chí có những người thợ dùng kềm chỉ trong 1 năm đã phải thay mới. Việc bảo quản kềm kém là nguyên nhân trực tiếp làm tăng chi phí, lãng phí tài nguyên của tiệm, khiến tiệm giảm lợi nhuận hoặc đôi khi là tăng giá, mất lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, việc bảo quản kềm nail tốt sẽ giúp người thợ luôn có một công cụ hoàn hảo trong công việc. Nếu bảo quản không tốt sẽ khiến kềm dễ rỉ sét ở các chi tiết, làm cho thao tác không mượt, thiếu độ chính xác, dễ bị lỗi, thao tác không như ý của thợ. Bảo quản kĩ để giữ cho kềm luôn bén, ngọt chính là đảm bảo hiệu quả công việc với những người thợ nail.
Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, đó là một chiếc kềm không được bảo quản tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của khách hàng. Những chiếc kềm không đảm bảo vệ sinh, bị rỉ sét, hư cũ dễ gây ra các loại bệnh lý về da, hoại tử, nhiễm trùng da… Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ và uy tín của cửa hàng.
Từ 3 yếu tố kể trên, có thể khẳng định rằng việc bảo quản, vệ sinh kềm cắt da, kềm nail là hết sức quan trọng với mỗi người thợ và tiệm nail. Cụ thể công việc này sẽ xoay quanh 3 yếu tố chính: Vệ sinh, khử trùng, và bảo quản.
Hướng dẫn vệ sinh bộ kềm làm nail
Vệ sinh là công việc đầu tiên phải quan tâm trong việc bảo quản kềm nail. Nhất là với kềm cắt da thép là loại dụng cụ phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, nấm, da chết trong các khóe móng tay, khóe móng chân của khách hàng. Mỗi lần tiếp xúc như vậy lại có rất nhiều chất bẩn bám trên lưỡi kềm, các chi tiết khớp nối của kềm mà đôi khi không dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Cách vệ sinh kềm tốt nhất là tiến hành vệ sinh ngay sau khi làm cho khách xong với các bước sau:
– Bước 1: Loại bỏ bụi, phấn bụi, cặn thừa bám trên bề mặt lưỡi, bám trong các tiểu tiết của kềm. Để làm được thao tác này, bạn hãy trang bị cho mình những loại bàn chải chuyên dụng chuyên quét bụi dụng cụ nail.
– Bước 2: Loại bỏ các loại bụi, vết bẩn, chất bẩn cứng đầu bám chặt ở lưỡi kềm. Tiến hành ngâm kềm vào trong nước ấm khoảng 5 phút để các chất bẩn này mềm ra mới có thể rửa, làm sạch dễ dàng. Sau khi ngâm kềm, dùng xà phòng và bàn chải chuyên dụng để làm sạch rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Cuối cùng là làm khô kềm bằng khăn mềm.
Khử trùng bộ kềm làm nail
Sau quá trình vệ sinh là quá trình khử trùng, nhiều người thợ hoặc tiệm nail không chuyên thường chủ quan và nghĩ rằng việc khử trùng là không cần thiết mà không biết rằng trên bề mặt kềm, nhất là phần lưỡi kềm, không chỉ có các chất bụi bẩn đã loại bỏ ở các bước trên mà còn có các loại vi khuẩn, nấm độc hại gây ra các bệnh lý, nhiễm trùng… Các loại vi khuẩn, nấm này không thể loại bỏ dễ dàng bằng việc vệ sinh thông thường mà phải được khử trùng một cách chuyên nghiệp.
Trên thị trường hiện nay đã có những loại máy móc, thiết bị vệ sinh, khử trùng vô cùng hiện đại chỉ với một nút bấm. Các loại máy này tuy chất lượng, tiết kiệm thời gian công sức nhưng lại vô cùng đắt tiền nên chỉ có ở một vài tiệm nail lớn, còn những tiệm nail tầm trung hoặc thợ thông thường sẽ không có các loại máy này. Vì vậy bạn có thể tham khảo các bước khử trùng cơ bản sau:
– Bước 3: Tiếp nối các bước ở trên, ở bước này chúng ta nhúng kềm vào dung dịch khử trùng (hoặc đơn giản và tiết kiệm nhất là nước sôi) khoảng 5 phút để khử trùng. Trong quá trình này tuyệt đối không cho tay trực tiếp vào nước sôi hoặc dung dịch khử trùng để tránh tai nạn lao động.
– Bước 4: Dùng kẹp gắp lấy dụng cụ ra khỏi dung dịch trên, sau đó rửa lại bằng nước sạch và tiến hành lau khô bằng khăn mềm.
Cất giữ, bảo quản kềm làm nail
Sau khi đã hoàn thành việc vệ sinh tiến hành bước 6: Để bộ kềm ở nơi thoáng trong 10 phút để khô ráo hoàn toàn.
Cuối cùng, Bước 7, là cất hộp dụng cụ, cất kềm vào hộp đựng chuyên dụng để tránh ẩm mốc, bụi bẩn, rỉ sét hay các mầm bệnh không ngờ tới.
Lời kết
Có thể thấy rằng việc bảo quản kềm cắt da không phải một công việc quá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có không ít những người thợ, những tiệm nail chưa thực hiện tốt công việc này. Lí do chủ yếu là vì việc bảo quản kềm nail, kềm cắt da hiệu quả yêu cầu một tính kỉ luật cao, hình thành một thói quen trong công việc. Ngoài sự quản lý chuyên nghiệp, kỹ lưỡng của tiệm thì để duy trì được sự kỷ luật này còn rất cần thái độ tích cực của người thợ nail luôn tự nhắc nhở bản thân và đồng nghiệp phải chu đáo, chỉn chu để từ đó giữ cho mình một chiếc kềm có thể sử dụng suốt 5, 10 năm mà vẫn tốt, chất lượng.
Nguồn: Kềm Nail Siêu Bén
Mình là Thái Minh Thành (Thành Henry) là thợ làm nail chuyên nghiệp (5 năm), thợ mài kềm nail chuyên nghiệp (2 năm). Hiểu rõ vấn đề của các Nail Salon, mình đã dành thời gian dài về Việt Nam tìm kiếm những nguồn kềm nail, nail supply tốt nhất, bền nhất đem đến Mỹ. Đó là lý do Kềm Nail Siêu Bền .Com ra đời